1,Lựa chọn chất tẩy chuyên dụng dùng cho thiết bị vệ sinh
Nhiều người trong chúng ta nghĩ rằng việc sử dụng các loại nước tẩy rửa thông thường để vệ sinh các thiết bị cũng được. Điều đó không sai nhưng đừng quá lạm dụng chúng. Vì sao ư? Bởi vì các loại này thường có đặc tính axit cực mạnh để có thể đánh bay các vết bẩn trong thời gian ngắn nhưng cũng đồng thời bào mòn thiết bị. Một ví dụ dễ thấy nhất là khi thấy bồn cầu, lavabo hay bồn tắm nhà mình bị ố vàng và bám bẩn, sử dụng hóa chất để cọ rửa bồn sẽ giúp bạn nhanh chóng “hoàn thành” nhiệm vụ nhưng bạn không hề hay biết những thiết bị vệ sinh đã bị tổn hại. Các men sứ trên bề mặt khi tiếp xúc với hóa chất sẽ nhanh chóng bị ăn mòn, ngày qua ngày thiết bị của bạn sẽ bị bong tróc, kém thẩm mỹ và ngược lại sẽ dễ bám bẩn, khó lau chùi vệ sinh hơn. Và thiết bị sen vòi khi dùng hóa chất tẩy rửa mạnh sẽ làm chúng bị bong lớp mạ hoặc bị ăn mòn dẫn đến loang nổ thiết bị dẫn đến mất mỹ quan.
Vậy thì có cách nào tốt hơn để vệ sinh mà không làm hỏng chúng?
Có một “sự thật” mà ít người biết đó là các thiết bị vệ sinh bằng sứ như lavabo, bồn tắm, bồn cầu,sen tắm vòi rửa mặt…có 1 loại nước tẩy rửa chuyên dụng để vệ sinh lavabo, bồn tắm, bồn cầu,sen tắm, vòi rửa mặt… Đó là ” siêu tẩy cặn TAPA”
Lựa chọn đúng dung dịch tẩy rửa sẽ làm sạch và bảo vệ thiết bị của bạn
2, Không lạm dụng hóa chất để khử mùi hôi cho thiết bị vệ sinh
Các thiết bị vệ sinh sau một thời gian sử dụng sẽ phát sinh mùi hôi khó chịu, nhất là bồn cầu. Có nhiều người sử dụng các loại sản phẩm khử mùi như long não, túi thơm, nến thơm, … để giải quyết vấn đề. Giải pháp này không phải không hiệu quả mà ngược lại hiệu quả rất nhanh chóng nhưng vấn đề đáng bàn là thiết bị vệ sinh cũng bị ảnh hưởng xấu.
Cũng như các loại nước tẩy rửa, những mặt hàng có tính năng khử mùi được bán trên thị trường đều có thành phần hóa chất mạnh và độc hại. Nếu tiếp xúc với chúng thường xuyên, các thiết bị vệ sinh của bạn sẽ “xuống cấp” trầm trọng. Hơn hết, sức khỏe của bạn cũng sẽ bị ảnh hưởng khi hít phải mùi hương này. Chính vì thế, hãy hạn chế sử dụng các sản phẩm khử mùi, thay vào đó là dùng những nguyên liệu tự nhiên để xử lý như: vỏ chanh, xả, lá dứa,…
Cách làm cũng rất đơn giản: Bạn cho vỏ canh hoặc vỏ cam vào nồi nước đun lên, nhớ đậy kín nắp nồi. Khi nước sôi, bạn mở nắp cho hơi bay vào nhà vệ sinh, đây còn gọi là cách “xông hơi” cho tolet nhà bạn. Ngoài ra, bạn cũng có thể thay chanh/cam bằng lá dứa cũng được, hoặc cũng có thể bó lá dứa cột ở nơi gần bồn cầu để khử mùi. Nhiều người sử dụng café cũng rất có hiệu quả.
3, Tránh những thói quen làm thiết bị vệ sinh bị tắc nghẽn
Một nguyên nhân phổ biến gây ra mùi hôi trong nhà bạn đó là thiết bị vệ sinh bị tắc nghẽn hoặc rỉ nước. Chỉ cần có một thiết bị gặp sự cố thì dường như cả khu vực đó đều bốc mùi. Trong quá trình sử dụng các thiết bị, chúng ta sẽ làm rơi không ít những vật dụng như vỏ dầu gội đầu, xà phòng, nhất là tóc,… và lâu ngày tích tụ chúng sẽ làm tắc đường ống xả nước trong phòng tắm. Hơn nữa, những thói quen không đúng như vứt giấy vào bồn cầu hoặc đổ nước xà bông giặt đồ vào bồn sẽ làm bồn cầu bị nghẹt, bốc mùi hôi thối.
Do đó, trong sinh hoạt hàng ngày bạn nên chú ý không làm rơi vãi các vật dụng. Thay vì bạn ngại việc nhặt những vật rơi vãi trên sàn nhà tắm cho vào sọt rác thì bạn sẽ làm hàng tá chuyện vất vả khác khi ống nước bị tắc. Đó là gì? Lấy một thanh kẽm rồi bẽ cong theo hình móc câu, sau đó câu rác trong đường cống ra, nếu không được thì bạn phải dùng biện pháp cho các hợp chất hóa học có tính năng phân hủy chất thải vào đó.
4, Kiểm tra, bảo dưỡng các thiết bị vệ sinh thường xuyên
Sau quá trình sử dụng lâu ngày, các thiết bị vệ sinh sẽ có hiện tượng bị hư hỏng hay rỉ nước. Do đó, bạn cần lưu ý kiểm tra thường xuyên và có biện pháp bảo dưỡng tốt nhất. Đồng thời, điều này cũng giúp bạn phát hiện ra những hư hỏng như bồn cầu, lavabo bị rỉ nước để khắc phục kịp thời. Nhờ vậy, bạn sẽ tránh bị hao hụt nước sạch một cách lãng phí.
Thường xuyên kiểm tra và sửa chữa kịp thời các thiết bị vệ sinh
Trên đây là những cách giúp bạn làm tăng “tuổi thọ” các thiết bị vệ sinh cũng như giữ cho không gian phòng tắm, nhà vệ sinh luôn sạch sẽ và thông thoáng. Hãy áp dụng ngay nhé, bạn sẽ thấy thiết bị của mình sẽ sử dụng được lâu bền hơn đấy! Chúc các bạn thành công!
5, Không dùng vật cứng để vệ sinh mặt bồn cầu, thiết bị vệ sinh.
Bạn không nên sử dụng những vật dụng như bìa cứng, cọ bằng sắt để vệ sinh bề mặt các sản phẩm thiết bị vệ sinh trong gia đình. Điều này sẽ khiến sản phẩm bị trầy xước mất thẩm mỹ, dễ dàng bám bẩn hơn và sẽ nhanh bị ố vàng.
Bài viết trên đây, TAPA đã giới thiệu đến khách hàng những cách bảo quản giữ gìn thiết bị vệ sinh trong quá trình sử dụng. Hy vọng khách hàng đã có thêm nhiều kinh nghiệp sử dụng thiết bị vệ sinh đảm bảo bên bỉ. Giữ được tuổi thọ sản phẩm. Hãy ghé thăm wesize của chúng tôi thường xuyên để cập nhật nhiều thông tin bổ ích cùng TAPA nhé.
Tác Giả : TAPA